“Iron Woman”, câu chuyện người phụ nữ sống 61 năm trong lồng sắt

Trong giữa thập niên 90, công nghệ internet đã giúp Mason có thể làm việc bằng giọng nói qua máy tính kết nối với Internet. Bà bắt đầu viết sách và hồi

Martha Mason, một phụ nữ phi thường đã trải qua cuộc sống hơn 60 năm trong một chiếc lồng sắt cố định, vốn là chiếc máy giúp bà thở sau khi bất động toàn thân vì bệnh bại liệt từ thời thơ ấu. Mặc dù đối mặt với cuộc sống tuyệt vọng từ bé, nhưng bà Martha đã sống một cuộc đời toàn vẹn như bao người khác. Từng tốt nghiệp trung học với thành tích cao nhất, tự tổ chức các buổi tiệc tại nhà và thậm chí bà còn viết một cuốn sách có tên: “Hơi thở: Cuộc sống theo nhịp đập của một chiếc phổi sắt“, trong đó bà mô tả lại những niềm vui và thách thức của cuộc đời mình.

Mason sinh ngày 31 tháng 5 năm 1937 tại Lattimore, một thị trấn nhỏ cách Charlotte khoảng 50km. Cuộc đời bi kịch của bà bắt đầu vào năm bước vào tuổi 11, sau cái chết của anh trai bà Gaston, người mắc phải một tình trạng tồi tệ gây ra chứng bại liệt, sau đó đã giết chết ông. Sau buổi lễ chôn cất anh trai, Mason nhận ra mình cũng mắc chứng bệnh nguy hiểm tương tự, tuy nhiên bà giấu kín sợ gây phiền não cho cha mẹ của mình.

“Tôi biết tôi mắc chứng bệnh bại liệt, tôi không muốn bất cứ ai biết” – bà viết trong cuốn sách của mình “Hôm trước, tôi nghe mẹ nói chuyện với một người bạn về chiếc phổi sắt dành cho Gaston đã được đưa đến .. tôi tưởng rằng mình sẽ không gặp khó khăn gì, bởi vì phổi của tôi rất tốt“. Nhưng rồi số phận cũng đã đưa bà vào chiếc lồng sắt đó sau khi bị toàn thân bất động. “Phổi sắt” chỉ là một thuật ngữ để mô tả một chiếc máy thở bằng áp suất, đây là thiết bị y tế giúp những người bị liệt toàn thân có thể thở được nhờ giảm và tăng áp suất không khí bên trong một chiếc lồng sắt lớn. Bà Martha phải sống trong chiếc lồng như vậy vì các cơ đã bị liệt đã không giúp bà tự thở được. Bác sĩ khuyên cha mẹ Mason nên đưa bà về nhà để sống vui vẻ trong một năm, đó cũng là thời gian họ dự đoán quảng đời còn lại của bà. Tuy nhiên, Mason đã sống lâu hơn ngoài mong đọi của mọi người với khao khát được tìm hiểu thế giới xung quanh.

Chiếc “phổi sắt” không thể ngăn cản ý chí của Mason để tiếp tục con đường học vấn. Nhờ mẹ và các đồng nghiệp của bà tại trường giúp đỡ, Mason đã tốt nghiệp trung học với bằng ưu, và thậm chí tiếp tục tốt nghiệp thêm hai trường đại học và bằng cử nhân tiếng Anh. Bà làm việc tại nhà như một nhà văn cho các tờ báo địa phương với sự giúp đỡ giao tiếp từ mẹ. Sự giúp đỡ này cũng chằng được bao lâu, khi mẹ Mason phải dành thời gian chăm sóc cha bà mắc chứng bệnh về tim cho đến khi qua đời vào năm 1977.

Trong giữa thập niên 90, công nghệ internet đã giúp Mason có thể làm việc bằng giọng nói qua máy tính kết nối với Internet. Bà bắt đầu viết sách và hồi ký về người mẹ thương yêu của mình. Mặc dù sau đó tình trạng mẹ bà suy sụp do mắc chứng bệnh mất trí nhớ và gây phiền toái cho con gái mình. Mason vẫn thuê người và nhận chăm sóc mẹ bà một cách chu đáo.

Mặc dù trải qua hơn 60 năm cuộc đời nằm một chổ trong chiếc lồng sắt, Mason đã sống trọn cuộc đời trong tình yêu thương của người thân và bạn bè. Họ tổ chức các buổi tiệc tối tại nhà, các cuộc họp câu lạc bộ sách, để bà tham gia các sự kiện như lễ tốt nghiệp, đám cưới và du lịch vòng quanh thế giới của họ. Năm 2009, Mason qua đời ở tuổi 71, tính đến thời điểm đó, bà đã có 60 năm làm bạn với cổ máy bằng sắt lạnh lẻo nhưng vô cùng hạnh phúc hơn bất cứ người nào từng bị tình trạng như bà. “Tôi hạnh phúc với chính tôi” – Mason nói với tờ Charlotte Observer năm 2003 “Tôi có thể không có chọn lựa cho cuộc sống này, chắc chắn là vậy. Nhưng cuộc đời được ban tặng mà tôi có chắc chắn là tuyệt nhất hơn bất cứ ai đã cầu xin“. Mặc dù sau đó, có những thiết bị y tế hiện đại hơn được khuyên dùng, nhưng bà vẫn cảm thấy chiếc “phổi sắt” mới giúp bà có một sự tự do nhất.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *